Với các doanh nghiệp đang trong quá trình xin giấy phép xây dựng chắc hẳn sẽ quan tâm đến các thủ tục xin giấy phép pháp lý môi trường, trong đó có báo cáo đánh giá môi trường. Vậy báo cáo đánh giá tác động môi trường là gì, cần có những thủ tục ra sao...? Dưới đây, công ty Việt Phát sẽ giải đáp cụ thể.
Báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM là việc phân tích, dự báo các tác động của dự án đầu tư đến môi trường, từ đó đưa ra biện pháp bảo vệ môi trường khi triển khai dự án đó.
Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường chính là cơ sở để doanh nghiệp hiểu biết rõ hơn về hiện trạng chất lượng môi trường ở khu vực thi công dự án, và từ đó sẽ có các biện pháp để giảm thiểu ô nhiễm hiệu quả để đạt các tiêu chuẩn môi trường theo quy định.
Đồng thời, kết quả giám sát chất lượng môi trường cũng sẽ là cơ sở để các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường đánh giá về công tác bảo vệ môi trường của doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp cần lập báo cáo đánh giá tác động môi trường
Việc lập báo cáo đánh giá tác động môi trường trước khi tiến hành dự án xây dựng là rất quan trọng. Mục đích chính là để biết được tầm ảnh hưởng của dự án đến môi trường xung quanh so với tiêu chuẩn quy định. Từ báo cáo này, cơ quan thẩm định sẽ xem xét để cấp phê duyệt hoặc không.
Báo cáo ĐTM cũng chính là một sự ràng buộc trách nhiệm của doanh nghiệp trong vấn đề bảo vệ môi trường quanh dự án. Đồng thời đây cũng là cách để hợp thức hóa hoạt động kinh doanh của đơn vị, phát triển kinh tế - xã hội phải đi đ.ôi với bảo vệ môi trường.
Ngoài ra, việc lập báo cáo đánh giá tác động môi trường cũng có vai trò rất quan trọng, bởi:
- Đây là công cụng quản lý môi trường có tính chất phòng ngừa hiệu quả
- Giúp doanh nghiệp lựa chọn được phương án tốt để triển khai dự án, trách tác động tiêu cực đến môi trường
- Giúp nhà quản lý có những quyết định chính xác và đúng đắn
- Cơ sở để đối chiếu khi có thanh tra môi trường
- Việc lập báo cáo đánh giá tác động môi trường cũng sẽ giúp khuyến khích quy hoạch tốt hơn, tiết kiệm chi phí và thời gian.
Đó là những doanh nghiệp có các dự án xây dựng về các lĩnh vực như: sản xuất vật liệu, điện tử, năng lượn, phóng xạ, các ngành khoáng sản, dầu khí, chế biến thực phẩm....
Theo đó, các doanh nghiệp chuẩn bị hay đã đi vào hoạt động đều cần đảm bảo thủ tục báo cáo đánh giá tác động môi trường này để tránh vi phạm pháp luật.
Việc lập báo cáo đánh giá tác động môi trương được thực hiện theo các cơ sở pháp lý sau:
- Luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23/6/2014, có hiệu lực từ ngày 01/01/2015.
- Nghị định của Chính phủ về quy hoạch bảo vệ môi trường, báo cáo đánh giá tác động môi trường chiến lược, kế hoạch bảo vệ môi trường số18/2015/NĐ-CP ban hành ngày 14/02.2015
- Thông tư của Bộ Tài nguyên và Môi trường 17/2015/TT-BTNMT ban hành ngày 29/5/2015 quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.
Để lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, các doanh nghiệp cần thực hiện theo sơ đồ quy trình sau:
a) Trình tự thực hiện:
+ Bước 1: Người đại diện theo Ủy quyền của tổ chức, cá nhân chuẩn bị hồ sơ đến sở Tài nguyên và Môi trường (hoặc Ban Quản lý các Khu công nghiệp) để được hướng dẫn TTHC và lấy mẫu tờ khai ghi đầy đủ thông tin theo yêu cầu. Nếu hồ sơ hợp lệ (đủ về thành phần hồ sơ và tính pháp lý) cán bộ tiếp nhận sẽ viết phiếu hẹn cho người nộp hồ sơ; nếu hồ sơ chưa hợp lệ sẽ được hướng dẫn bằng văn bản để bổ sung hồ sơ.
+ Bước 2: Đến ngày hẹn tổ chức hoặc cá nhân đến nơi nộp hồ sơ nhận kết quả.
b) Cách thức thực hiện:
+ Nộp trực tiếp tại Bộ phận Tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
c1) Thành phần hồ sơ:
+ Một (01) văn bản đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 2.1 Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT (Bản chính).
+ Bảy (07) bản báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án (Hình thức trang bìa, trang phụ bìa và yêu cầu về cấu trúc và nội dung của báo cáo đánh giá tác động môi trường thực hiện theo mẫu tương ứng quy định tại các Phụ lục 2.2 và 2.3 Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT) (Bản chính).
+ Một (01) bản báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc báo cáo dự án đầu tư hoặc tài liệu tương đương khác (Bản chính).
+ Trường hợp lập lại báo cáo Đánh giá tác động môi trường thì thành phần hồ sơ có thêm:
c2) Số lượng hồ sơ: 01 bộ
d) Thời hạn giải quyết:
+ Hồ sơ không đủ điều kiện thẩm định, sở Tài nguyên và môi trường (hoặc Ban Quản lý) sẽ có công văn trả lời trong vòng 05 ngày làm việc.
+ Hồ sơ đủ điều kiện sẽ được tổ chức họp thẩm định trong vòng 30 ngày làm việc.
đ) Đối tượng thực hiện TTHC:
+ Tổ chức, cá nhân là Chủ đầu tư thuộc đối tượng phải lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường quy định tại Phụ lục II của Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ.
+ Tổ chức, cá nhân là Chủ đầu tư thuộc đối tượng phải lập lại Báo cáo đánh giá tác động môi trường quy định tại Điều 15 của Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ.
e) Cơ quan thực hiện TTHC:
+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Ủy ban nhân dân tỉnh.
+ Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC hành chính: Chi cục Bảo vệ môi trường hoặc Ban Quản lý các Khu công nghiệp.
g) Kết quả thực hiện TTHC:Thông báo kết quả thẩm định.
h) Lệ phí: 5.000.000.
Quy trình thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường
i) Mẫu đơn, mẫu tờ khai:
+ Mẫu văn bản đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường thực hiện theo Phụ lục
2.1 (Ban hành kèm theo Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29/5/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường).
+ Mẫu bìa và trang phụ bìa của báo cáo đánh giá tác động môi trường thực hiện theo Phụ lục 2.2 (Ban hành kèm theo Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29/5/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường).
+ Nội dung, cấu trúc của Báo cáo đánh giá tác động môi trường thực hiện theo Phụ lục 2.3 (Ban hành kèm theo Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29/5/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường).
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC:
+ Đúng đối tượng quy định tại Phụ lục II, Nghị định 18/2015/NĐ-CP;
+ Đối với dự án có hạng mục xây dựng công trình thuộc đối tượng phải xin giấy phép xây dựng, chủ dự án phải trình thẩm định ĐTM trước khi đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp, điều chỉnh giấy phép xây dựng. Quyết định phê duyệt ĐTM là căn cứ để cấp có thẩm quyền cấp, điều chỉnh giấy phép xây dựng;
+ Đối với dự án không thuộc đối tượng phải xin phép xây dựng, chủ dự án phải trình thẩm định ĐTM trước khi quyết định đầu tư dự án. Quyết định phê duyệt ĐTM là căn cứ để quyết định đầu tư dự án;
+ Chủ dự án, tổ chức dịch vụ tư vấn phải có đủ các điều kiện sau đây mới được lập báo cáo đánh giá tác động môi trường:
- Cán bộ thực hiện đánh giá tác động môi trường phải có trình độ đại học trở lên và phải có chứng chỉ tư vấn đánh giá tác động môi trường đúng chuyên ngành;
- Có cán bộ chuyên ngành liên quan đến dự án với trình độ đại học trở lên;
- Có phòng thí nghiệm, các thiết bị kiểm chuẩn được xác định đủ điều kiện thực hiện đo đạc, lấy mẫu, xử lý, phân tích mẫu về môi trường phục vụ việc đánh giá tác động môi trường của dự án. Trong trường hợp không có phòng thí nghiệm, các thiết bị kiểm chuẩn đạt yêu cầu, phải có hợp đồng thuê đơn vị có đủ năng lực.
l) Căn cứ pháp lý của TTHC:
+ Luật Bảo vệ môi trường năm 2014.
+ Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ Quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.
+ Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29/5/2015 Về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.
Sơ đồ các quy định về thời gian thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường:
Trên đây, công ty Việt Phát đã cung cấp những thông tin về báo cáo đánh giá tác động môi trường. Các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực có tác động đến môi trường cần nắm vững để đảm bảo thực hiện đúng theo quy định của pháp luật.
Việt Phát là công ty có trên 10 năm kinh nghiệm về lĩnh vực thiết bị máy và công nghệ môi trường, chúng tôi chuyên tư vấn, lắp đặt hệ thống xử lý nước thải, đồng thời cũng tư vấn về các hồ sơ pháp lý môi trường hiệu quả. Thời gian qua, đơn vị chúng tôi đã nhận được sự tín nhiệm của đông đảo khách hàng, các doanh nghiệp trong cả nước.
Quý khách hàng có nhu cầu cần tư vấn thêm về hồ sơ pháp lý môi trường, các hệ thống xử lý nước thải... hãy liên hệ với chúng tôi:
Công ty TNHH Thiết bị máy và Công nghệ môi trường Việt Phát
Hotline: 0932.333.299
Email: congnghevietphat@gmail.com
Công ty TNHH Thiết Bị Máy Và Công Nghệ Môi Trường Việt Phát
GPKD số 0105980275 do Sở KH và ĐT TP Hà Nội cấp ngày 27/08/2012
Địa chỉ ĐKKD: Số 36 ngách 65/5, tổ 18, Phường Mai Dịch, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
Địa chỉ sản xuất - Lắp ráp:
Điện thoại: 0932 333 299 – 0986 924 889
Email: congnghevietphat@gmail.com
Trạm lắp đặt và Bảo hành:
Đánh giá Báo cáo đánh giá tác động môi trường