Cấu tạo hệ thống làm mềm nước cứng là yếu tố cốt lõi quyết định hiệu quả xử lý nước trong các ứng dụng dân dụng và công nghiệp. Hệ thống này hoạt động dựa trên nguyên lý trao đổi ion nhằm loại bỏ các ion canxi (Ca²⁺), magie (Mg²⁺) gây ra hiện tượng nước cứng. Dưới đây là phân tích chi tiết về cấu tạo từng bộ phận trong hệ thống làm mềm nước và vai trò của chúng trong quá trình xử lý.
Nước cứng là nước chứa hàm lượng cao các ion khoáng như canxi và magie. Khi sử dụng trong sinh hoạt hoặc sản xuất, nước cứng gây ra tình trạng đóng cặn trong đường ống, giảm hiệu suất của thiết bị gia nhiệt và ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm hoặc sức khỏe người dùng.
Hệ thống làm mềm nước là thiết bị xử lý nước bằng phương pháp trao đổi ion. Nhờ quá trình này, các ion Ca²⁺ và Mg²⁺ trong nước được loại bỏ và thay thế bằng ion Na⁺, giúp giảm độ cứng và tạo nguồn nước đạt tiêu chuẩn cho sinh hoạt, sản xuất hoặc cấp nước cho nồi hơi. Hệ thống giúp lọc nước đầu nguồn như nước giếng khoan, nước máy, nước mặt có hàm lượng các ion Ca²⁺ và Mg²⁺ cao.
Hệ thống làm mềm nước cứng 3m3/h
Một hệ thống làm mềm nước hoàn chỉnh thường bao gồm các bộ phận chính sau:
Cột lọc là nơi chứa vật liệu lọc chuyên dụng và hạt trao đổi ion. Chất liệu thường là composite hoặc inox, có khả năng chịu áp lực và ăn mòn tốt. Cột lọc có nhiều kích thước khác nhau, được lựa chọn dựa vào công suất hệ thống và nhu cầu xử lý thực tế.
Van điều khiển tự động đóng vai trò kiểm soát quá trình vận hành của hệ thống như lọc, hoàn nguyên và sục rửa. Thiết bị này giúp giảm thiểu thao tác thủ công, vận hành đơn giản và tiết kiệm nhân công. Van điện tử có thể lập trình theo thời gian hoặc lưu lượng nước.
Vật liệu lọc chuyên dụng: cát, sỏi thạch anh, than hoạt tính, hạt lọc đa năng… giúp khử mà khử mùi, loại bỏ tạp chất, cặn bẩn, chất ô nhiễm, kim loại nặng…
Hạt nhựa cation là vật liệu chính thực hiện chức năng làm mềm. Các hạt nhựa này có khả năng hấp thụ ion Ca²⁺ và Mg²⁺, đồng thời giải phóng ion Na⁺ vào nước. Khi đã hấp phụ đủ, hạt nhựa cần được hoàn nguyên bằng dung dịch muối NaCl.
Là nơi chứa dung dịch muối bão hòa, dùng trong quá trình tái sinh hạt nhựa. Dung dịch này giúp đẩy các ion Ca²⁺, Mg²⁺ đã bám lên nhựa ra ngoài, khôi phục khả năng trao đổi ion cho chu kỳ xử lý tiếp theo.
Tủ điện điều khiển hệ thống được thiết kế chống ẩm, sơn tĩnh điện. Thiết bị có thể lập trình tự động, giúp vận hành trơn tru và giảm sự cố do lỗi thao tác.
Bao gồm các van đóng mở, đường ống cấp – xả – hoàn nguyên. Toàn bộ hệ thống đường ống cần được thiết kế phù hợp với áp lực và lưu lượng nước, đảm bảo dòng chảy ổn định và hiệu quả xử lý.
Cấu tạo hệ thống làm mềm nước cứng
Công Nghệ Việt Phát hiện đang cung cấp nhiều dòng hệ thống làm mềm nước cứng đa dạng công suất, cấu hình, phù hợp với các nhà máy, khu công nghiệp, khách sạn, bệnh viện và hộ dân sử dụng nước giếng khoan. Một số mẫu hệ thống tiêu biểu:
Tất cả đều được thiết kế, sản xuất và lắp đặt theo quy trình nghiêm ngặt, đảm bảo chất lượng và tuổi thọ vận hành lâu dài.
Việt Phát chuyên tư vấn lắp đặt hệ thống làm mềm nước uy tín chất lượng
Hiểu rõ cấu tạo hệ thống làm mềm nước cứng giúp doanh nghiệp và hộ gia đình chủ động lựa chọn giải pháp xử lý nước hiệu quả, tiết kiệm và phù hợp với nhu cầu. Nếu bạn đang tìm kiếm một đơn vị uy tín trong lĩnh vực xử lý nước, hãy liên hệ ngay với Việt Phát để được tư vấn và báo giá chi tiết.
Công ty TNHH Thiết Bị Máy Và Công Nghệ Môi Trường Việt Phát
Công Nghệ Việt Phát – Giải pháp lọc nước công nghiệp đáng tin cậy cho doanh nghiệp Việt.
Công ty TNHH Thiết Bị Máy Và Công Nghệ Môi Trường Việt Phát
GPKD số 0105980275 do Sở KH và ĐT TP Hà Nội cấp ngày 27/08/2012
Địa chỉ ĐKKD: Số 36 ngách 65/5, tổ 18, Phường Mai Dịch, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
Địa chỉ sản xuất - Lắp ráp:
Điện thoại: 0932 333 299 – 0986 924 889
Email: congnghevietphat@gmail.com
Trạm lắp đặt và Bảo hành:
Đánh giá Cấu tạo hệ thống làm mềm nước cứng: Chi tiết từng bộ phận và nguyên lý vận hành