Xử lý nước thải bệnh viện đúng cách

Xử lý nước thải bệnh viện đúng cách

Xử lý nước thải bệnh viện là việc vô cùng quan trọng giúp hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường, bảo vệ sức khoẻ con người. Vậy có những công nghệ xử lý nước thải nào hiệu quả? Quy trình xử lý nước thải nào đạt chuẩn? Hãy cùng Công Nghệ Việt Phát tìm hiểu ở thông tin bên dưới đây.

Xử lý nước thải bệnh viện là gì?

Xử lý nước thải bệnh viện là quá trình loại bỏ các chất ô nhiễm, vi khuẩn, virus và các chất gây hại khác từ nước thải phát sinh từ các hoạt động y tế, phẫu thuật và chăm sóc bệnh nhân. Quá trình xử lý này bao gồm các bước như tiền xử lý, xử lý sinh học, hóa học, khử trùng để đảm bảo nước thải đạt tiêu chuẩn an toàn trước khi xả ra môi trường. Xử lý nước thải y tế bệnh viện giúp mang lại nhiều lợi ích to lớn như:

  • Bảo vệ môi trường, giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước, đất và không khí.
  • Ngăn chặn sự lan truyền của các bệnh truyền nhiễm, bảo vệ sức khỏe cộng đồng
  • Đáp ứng các quy định về môi trường và y tế của Nhà nước
  • Giảm thiểu chi phí xử lý nước thải và nước sạch.
  • Tái sử dụng nước đã được xử lý cho các mục đích khác nhau. 

Nước thải bệnh viện gây ô nhiễm môi trường

Công nghệ xử lý nước thải bệnh viện

Công nghệ xử lý nước thải AO

Công nghệ AO được ứng dụng phổ biến trong xử lý nước thải y tế do có hiệu quả xử lý cả BOD, COD, Amoni, Nitrat. Nước thải đầu ra đạt tiêu chuẩn theo QCVN 28:2010/BTNMT. 

Đối với nước thải của các bệnh viện lớn, giải phẫu y tế nhiều, bệnh phẩm nhiều nên áp dụng công nghệ AAO.

Công nghệ AAO kết hợp MBBR

Đây là quá trình xử lý sinh học liên tục, cùng với 3 hệ vi sinh kỵ khí, thiếu khí và hiếu khí để xử lý nước thải. Công nghệ xử lý nước thải này thường được sử dụng cho các bệnh viện lớn có nước thải ô nhiễm ở mức nghiêm trọng.

 

Công nghệ xử lý nước thải AAO kết hợp MBBR

Phương pháp hồ sinh học ổn định

Thường được sử dụng với nguồn nước thải thứ cấp với chế độ phân hủy các chất hữu cơ một cách tự nhiên. Biện pháp này giúp tối ưu chi phí đáng kể cho việc xử lý nguồn nước. Tuy nhiên phương pháp này mất nhiều thời gian và không phù hợp với các cơ sở có lượng nước thải ra lớn.

Quy trình xử lý nước thải bệnh viện

Hiện nay, công nghệ xử lý nước thải bệnh viện sẽ bao gồm các bước cơ bản sau đây:

Giai đoạn tiền xử lý

Giai đoạn này sử dụng phương pháp cơ học để tách bỏ các chất dầu mỡ, rác, tạp chất có kích thước lớn… ra khỏi nước thải.Giai đoạn này đóng vai trò  cực kỳ quan trọng giúp đảm bảo hiệu quả của hệ thống và tránh tình trạng tắc nghẽn đường ống. Các thiết bị xử lý bao gồm: song chắn rác, bể lắng sơ cấp, bể điều hòa.

 

Hệ thống xử lý nước thải bệnh viện đạt chuẩn

Giai đoạn xử lý

Sử dụng hệ vi sinh vật kỵ khí, thiếu khí, hiếu khí để xử lý các chất hữu cơ trong nước thải như: P-PO43-, N-NO3-, COD, BOD5, N-NH4+…

Một số loại bể thường được dùng trong giai đoạn này: Bể lọc sinh học, bể hiếu khí truyền thống, bể hiếu khí hoạt động gián đoạn SBR, mương oxy hóa, bể kỵ khí, bể thiết khí…

Giai đoạn sau xử lý

Đây là giai đoạn cuối cùng trước khi thải ra môi trường bên ngoài. Trong giai đoạn này sử dụng các phương pháp khử trùng nước như: sử dụng clo hoặc các hợp chất của clo, khử trùng bằng ozone, javen… Nước sau giai đoạn này đạt tiêu chuẩn QCVN 28:2010/BTNMT, được xả thải ra môi trường hoặc đem đi tái sử dụng cho mục đích khác.

Xử lý bùn thải 

Bùn thải được chứa trong bể chứa bùn trong một thời gian nhằm ổn định bùn. Sau đó sẽ được đem đi xử lý theo quy định.

 

 

Hệ thống xử lý nước thải y tế 40m3/ngày đêm

Kết luận

Việc xử lý nước thải bệnh viện đúng cách, đúng quy định không chỉ là trách nhiệm pháp lý mà còn mang lại lợi ích to lớn cho môi trường, sức khỏe con người và sự phát triển bền vững của đất nước. Bạn có nhu cầu lắp đặt hệ thống xử lý nước thải hãy liên hệ Công Nghệ Việt Phát để được tư vấn và hỗ trợ.

CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ MÁY VÀ CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG VIỆT PHÁT

- Địa chỉ nhà máy: Lễ Khê – Xuân Sơn – Sơn Tây – Hà Nội

- Hotline: 0932 333 299 – 0986 924 889

- Email: congnghevietphat@gmail.com

Đánh giá Xử lý nước thải bệnh viện đúng cách

avatar
x

Bài viết liên quan


Zalo 0932 333 299
0932 333 299 0986 924 889
Messenger